Khi coi việc đánh mắng là công cụ để giáo dục trẻ, người lớn có thể chấm dứt hành vi không mong muốn ở trẻ một cách tức thời, nhưng kéo theo đó là một số hệ lụy.
❌ Làm trẻ thấy lẫn lộn, không hiểu rõ được về sự việc. Ví dụ: Trẻ không hiểu tại sao cha mẹ nói yêu thương mình nhưng bản thân chỉ thấy đau đớn khi bị đánh, không hiểu mình đã làm gì sai và đáng lẽ phải làm gì cho đúng.
❌ Làm trẻ cảm thấy mình ít có giá trị, có khi thù ghét bản thân và người khác. Khi nghĩ là “mình chả ra gì” trẻ có thể làm những hành động “chẳng ra gì”. Đó là một vòng luẩn quẩn.
❌ Khi bị trừng phạt trẻ cảm thấy “lỗi” của mình đã được “trả” và có thể lặp lại lần khác.
❌ Làm trẻ tức giận và mong muốn trả thù người lớn.
❌ Trẻ sẽ tìm cách lừa dối người lớn để lần sau tránh bị trừng phạt.
❌ Trẻ bị đánh thường xuyên sẽ dần trở nên trơ lì, dạn đòn, ngỗ ngược. Trẻ không học được tính kỷ luật, có chăng chỉ là học được một tấm gương xấu, ví dụ như có thể dùng bạo lực khi tức giận.
Sau cùng, áp dụng bạo lực là duy trì vòng luẩn quẩn bạo lực trong gia đình, xã hội. Trẻ sẽ hiểu sai rằng bạo lực là cách thức giải quyết vấn đề, đánh người nhỏ hơn và yếu hơn là bình thường.
? Đã đến lúc chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, trừng phạt tinh thần thể chất trẻ em là sai và hướng tới những giải pháp khoa học - giáo dục áp dụng kỉ luật tích cực
Trước ý muốn đánh mắng trẻ, hãy dừng lại dù chỉ 1 phút để tự nhắc nhở mình về những điều này.
? Thay đổi là không đơn giản, nhưng hoàn toàn có thể. Hãy dùng tình yêu thương con trẻ đúng cách làm động lực để thay đổi, ngay từ ngày hôm nay.
Nguồn tin: MSDVietNam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn